hcm 21/07/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.html
1. Nói về hệ Chiller:
- Chiller là máy sản sinh ra nước lạnh. Có các hãng nổi tiếng đang cung cấp như Daikin, Trane, York,Carrier,...
- Đặc điểm và mục đich sử dụng:
+ Chiller là thiết bị sử dụng chu trình nhiệt động căn bản nên vẫn có các thiết bị chính : Máy nén, tiết lưu, bình ngưng,bình bay hơi.
+ Chiller là thiết bị làm lạnh nước,nên nước sẽ là chất tải lạnh. Có 1 số bác vẫn quen miệng nói nước là MCL. MCL là chất thực hiện 4 chu trình : nén, ngưng tụ, giãn nở và bay hơi cơ ạ. Còn Chất tải lạnh ở đây là nước, sẽ ngậm nhiệt ở giàn FCU và thải nhiệt ở giàn bay hơi trong bình bay hơi của Chiller.
+ Giải nhiệt cho Chiller có 2 phương pháp : dùng giải nhiệt gió và giải nhiệt nước.
- Nguyên lý làm việc:
+ Chu trình nhiệt động:
(sơ đồ nguyên lý máy làm lạnh nước chiller)
Máy nén - Giàn ngưng - Tiết lưu - Giàn bay hơi,... Các bạn đều nắm đc chu trình làm việc của nó để biến năng lượng điện thành công lấy nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp hơn ném ra nơi có nhiệt độ cao hơn rồi. mình không nói lại nữa. Có lưu ý là : Đối với hệ thống điều hòa thông thường dùng giàn bay hơi để làm lạnh trực tiếp không khí thì với hệ chiller giàn bay hơi này chỉ để làm lạnh nước. Sau đó nước lạnh đc dùng để làm gì thì tùy mục đích. Thông thường nước lạnh ra khỏi chiller vào khoảng 7-12 độ C. Tùy model máy và hãng sản xuất cũng như công năng chiller cần mà set. Nước lạnh đầu ra này có ngưỡng độ trên vì nó dựa trên tiêu chí thông số thủy động học, lý tính của nước và bài toán kinh tế. Nước càng lạnh càng hiệu quả kinh tế thấp do phải bảo ôn cao, độ nhớt cao, dễ bị đóng băng là ko tốt; nhưng ngược lại, càng lạnh thì năng suất giải nhiệt của nước càng cao. Do đó các hãng thường khống chế nước đầu ra ở ngưỡng nhiệt này thôi.
+ Chu trình nước lạnh: Sau khi nước lạnh ra khỏi chiller sẽ được đưa đến tải cần tiêu thụ. Tải này có thể là mục đích điều hòa không khí, bảo quản kho, làm giải nhiệt máy,... Đối với công trình office, trung tâm thương mại thì chiller hay dùng để làm điều hòa không khí. Với các máy công nghiệp lớn, xưởng đúc thì chiller hay dùng để giải nhiệt thiết bị. Với DataCenter như bác trên đây nói thì Chiller cũng sử dụng như điều hòa không khí thì chính xác hơn là giải nhiệt. Có bác sẽ hỏi tại sao lại phân biệt điều hòa không khí và giải nhiệt? Xin trả lời là cụm từ " điều hòa không khí" rất rộng, ngoài giải nhiệt ra thì nó còn điều chỉnh ẩm, khử ồn, khử khuẩn, khử bụi,...
Tiếp đó, sau khi trao đổi nhiệt với tải thì nước này sẽ nóng lên và quay lại chiller, lại trao đổi với giàn bay hơi ở chiller để lạnh xuống. Lại lặp lại chu trình.
+ Giải nhiệt gió: Nếu hệ chiller này dùng giải nhiệt gió thì hệ thống ống có cánh ở giàn ngưng tụ kèm quạt sẽ làm vấn đề này.Ở phía bài trên, bác có nói trong phần ưu điểm giải nhiệt nước là ống dẫn nước có thể đi xa hơn ống dẫn gas trong hệ thống air cooled là hơi nhầm thì phải. Với máy giải nhiệt gió dù là chiller hay máy ĐHKK thông thường thì việc giải nhiệt sẽ tích hợp luôn trên máy outdoor hoặc chiller luôn. Nên vấn đề gas đi từ máy nén đến giàn giải nhiệt này rất ngắn. So vẫn đề này thì dùng cooling tower thiệt là chắc. Em sẽ phân tích ưu điểm của cooling tower phía sau. Vì sao dùng nó và dùng khi nào mới tốt.
+ Giải nhiệt nước : Với Chiller dùng giải nhiệt nước thì nhiệt thải ra từ giàn ngưng tụ sẽ được trao đổi với 1 hệ tuần hoàn nước khác. Nó là vòng tuần hoàn nước giải nhiệt. Nước đến làm mát cho bình ngưng sẽ bị nóng lên và đi lên 1 thiết bị trao đổi nhiệt với không khí để hạ nhiệt xuống và lại quay về bình ngưng. Với hệ chiller này là phức tạp nhất vì cần thêm 1 chu trình tuần hoàn nước khác nhau, 2 hệ bơm khác nhau và 2 hệ ống nước khác nhau. Và đương nhiên cần thêm cái Cooling Tower này rồi.
Như vậy : Với hệ chiller dùng giải nhiệt bằng nước được xem là hệ phức tạp, cồng kềnh và tốn kém nhất. Vì ngoài những thiết bị chính như hệ giải nhiệt gió, thì cần thêm 1 hệ bơm, 1 tháp trao đổi nhiệt, 1 hệ ống cho vòng tuần hoàn giải nhiệt. Đó còn chưa kể công tác bảo trì, duy tu, làm mềm nước, vệ sinh định kỳ. Nhưng ưu điểm về hiệu quả giải nhiệt ổn định thì lại tốt hơn.
2. Nói về Cooling Tower:
( tháp giải nhiẹt )
Về bản chất thì tháp giải nhiệt đều sử dụng nguyên lý trao đổi nhiệt giữa nước và không khí là truyền nhiệt và bay hơi. còn cấu tạo thì rất đơn giản gồm : thân vỏ, giàn trao đổi hoặc bề mặt tăng tiếp xúc bằng các tâm đục lỗ theo tầng,tấm ziczac, Quạt tạo luồng gió cưỡng bức, hệ thống giàn phuc, khai đựng, ống thu,....
Tháp giải nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt cuối cùng trong chu trình nhiệt của hệ điều hòa không khí hoặc giải nhiệt. Nó đảy nhiệt cuối cùng ra môi trường không khí.
Đây là thiết bị chỉ xuất hiện với hệ thống giải nhiệt bằng nước. Có thể áp dụng cho chiller water cooled, hệ thống giải nhiệt,làm mát thông thường khác.
So với việc giải nhiệt gió thì hệ sử dụng Cooling tower này có ưu điểm đó là:
- Năng xuất giải nhiệt cao với vùng khí hậu nóng và khô. Nếu ở nước ta,vào những ngày nồm ẩm, không khí bão hòa 100% hơi nước thì hệ cooler này chỉ giải nhiệt được nhờ trao đổi nhiệt chứ ko nhờ bay hơi được nữa. Và khi đó thì năng xuất giải nhiệt chỉ bằng với hoặc thấp hơn giải nhiệt gió nếu xét cùng các yếu tố khác. Cái này áp dụng cho các khu Trung Đông, Tây Á là vô đối.
- Năng xuất giải nhiệt lớn : Do có thể chế tạo các tháp to tùy ý nên năng xuất có thể nói là đáp ứng được hết các hệ thống lớn.
- Tính ổn định giải nhiệt cao: Vì giải nhiệt bằng cả 2 cách truyề nhiệt và bay hơi nên nó vẫn được xem là ổn định cao hơn với phương pháp truyền nhiệt đơn thuần của hệ giải nhiệt gió.
- Không ảnh hưởng đến bố trí trong gian máy: Outdoor, chiller để ở gian máy còn cái Cooling tower này thì vứt trên mái, gian máy không ảnh hưởng gì.
- Chi phí đầu tư,lắp đặt, vận hành và bảo trì đều cao hơn hệ giải nhiệt gió là điều đương nhiên để đánh đổi lấy các ưu điểm bên trên rồi. Nên dùng khi nào:
- Ngoài các trường hợp bắt buộc phải dùng thì cái cooling tower này nên cân nhắc sử dụng khi giải được bài toán về chi phí và hiệu quả tiết kiệm, mỹ quan nữa. Nếu việc đầu tư ban đầu cao, nhưng CĐT lại có thể dùng ghép các tổ, rồi vị trí đặt thẩm mỹ hơn thì nên sử dụng Cooling Tower.
Kiểu thiết kế phòng máy chiller
( điển hình vị trí phòng đặt chiller thuộc dự án diamon city )
Chúc các bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét