Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

HỆ SỐ CÔNG SUẤT COSΦ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN.

hcm 29/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn cách thức mà một thiết bị tiêu thụ năng lượng từ dòng điện xoay chiều như thế nào và tầm quan trọng của việc điều chỉnh hệ số công suất PFC (Power Factor Correction) trong việc tiết kiệm năng lượng trong truyền tải điện năng.
1. Công suất DC
Công suất được định nghĩa là tỉ lệ năng lượng được chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian. Đối với dòng điện một chiều (Direct Current – DC ) do đặc tính của nó với các hạt điện tử chỉ chuyển động theo một hướng với chiều từ âm sang dương (dòng quy ước có chiều từ dương sang âm ) nên công suất mà nó tạo ra được tính bằng công thức:
P=U.I
Trong đó: P là giá trị công suất với đơn vị tính là W (Watt)
U là hiệu điện thế với đơn vị tính là V (Volt).
I là cường độ dòng điện với đơn vị tính là A (Ampe).
Do vậy, khi nói đến công suất trong mạch điện một chiều thì đó luôn luôn là công suất thật. Công suất trong mạch điện xoay chiều không đơn giản như vậy vì nó có chứa tới 3 thành phần công suất khác nhau là công suất thật, công suất biểu kiến và công suất phản kháng.
2. Công suất AC
Trong mạch điện xoay chiều (Alternating Current – AC) do trong mạch điện xoay chiều đều tồn tại 3 thành phần cuộn cảm (L), tụ điện (C) và điện trở (R). Trong đó L và C được coi như các kho tích luỹ năng lượng có thể làm đảo ngược định kỳ dòng chảy của năng lượng hay nói cách khác, là khi tồn tại L hoặc C trong mạch điện xoay chiều thì năng lượng đưa vào không được tiêu thụ hết. Trung bình trong một chu kỳ hoàn thành của một dạng sóng AC, năng lượng do dòng điện tạo ra sẽ có 2 phần, năng lượng đi theo một hướng vào thiết bị được gọi là công suất thật hay công suất tiêu thụ (P). Phần năng lượng được tích luỹ quay trở lại nguồn trong mỗi chu kỳ được gọi là công suất phản kháng (Q).
- Công suất thật, công suất biểu kiến và công suất phản kháng :
Ví dụ, trong một mạch điện AC đơn giản với nguồn điện cung cấp và một tải tuyến tính, nguồn điện có điện áp và dòng tải dạng hình sin. Nếu tải hoàn toàn thuần trở (tải chỉ mang tính trở kháng – R), hai giá trị điện áp và dòng điện sẽ tăng đồng pha (tăng giảm cùng lúc), năng lượng sẽ dịch chuyển theo một hướng duy nhất, trong trường hợp này chỉ có công suất thật đi qua.
Nếu tải không thuần trở, trong mạch chỉ chứa thành phần cảm kháng L hay dung kháng C, sẽ có sự lệch pha giữa điện áp và dòng điện trong mỗi chu kỳ của dạng sóng AC . Ví dụ, lệch pha 90 độ giữa điện áp và dòng điện (đối với dung kháng thì dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế còn đối với cảm kháng thì dòng điện chậm pha hơn so với hiệu điện thế), giá trị điện áp nằm ở chu kỳ dương của dạng sóng và giá trị dòng điện thì bằng không, dòng năng lượng được chuyển tới rồi trả về, trong trường hợp này ta gọi là công suất phản kháng – Một công suất thể hiện sự tiêu tốn năng lượng được tạo ra khi có sự nạp và phóng năng lượng từ các thành phần L-C, công suất này hoàn toàn không tham gia vào quá trình thực hiện công của thiết bị nên còn được gọi là công suất “vô công”.
Công suất biểu kiến là giá trị công suất chứa 2 thành phần công suất thực và công suất phản kháng. Công suất biểu kiến có thể xem như là công suất tổng của thiết bị với 2 giá trị điện áp vào và dòng điện vào có thể thấy được.
Trong thực tế, ngoài các loại thiết bị mang tính thuần trở (bàn ủi, bóng đèn sợi đốt, bếp điện) thì các thiết bị khác đều mang 3 thành phần điện trở R, cảm kháng L và dung kháng C. Do đó trong việc cung cấp năng lượng cho thiết bị sẽ có 2 thành phần cùng “chảy” vào, đó là công suất tiêu thụ thực và công suất phản kháng. Để đo được việc sử dụng hiệu quả năng lượng cung cấp chuyển đổi thành năng lượng có ích, người ta đo tỉ lệ giữa công suất tiêu thụ thực với công suất phản kháng, được gọi là phép đo hệ số công suất (Power Factor – PF).
Phương pháp thông dụng nhất để làm giảm đi công suất phản kháng của các thiết bị thuần cảm là mắc song song với cuộn dây một tụ điện (người ta thường gọi là tụ bù), lúc này dòng điện sinh ra bởi cảm kháng và dung kháng lệch pha nhau 1800, dòng điện chảy vào tụ điện và cuộn dây có xu hướng triệt tiêu nhau (trung hoà). Đây là phương pháp làm giảm công suất phản kháng hiệu quả nhất trong việc truyền dẫn điện năng hiện nay.
- Các thuật ngữ và đơn vị để mô tả công suất AC
Công suất tiêu thụ thật : Real power (P) – đơn vị Watt (W)
Công suất phản kháng : Reactive power (Q) – đơn vị volt-ampere reactive (var)
Công suất biểu kiến : Apparent Power (S) – đơn vị Volt-Ampere (VA)

Trong biểu đồ, P là công suất tiêu thụ thực tế, Q là công xuất phản kháng, S là công suất biểu kiến. Công suất phản kháng không tạo ra năng lượng thực, do đó nó đại diện bằng một trục tưởng tượng trên biểu đồ. Độ lớn của góc cosine (φ) thể hiện mối tương quan giữa công suất tiêu thụ thật và công suất phản kháng.

Đơn vị W được thể hiện cho các giá trị công suất thực. Đơn vị VA thể hiện giá trị công suất biểu kiến vì nó là sản phẩm của 2 giá trị điện áp RMS và dòng điện RMS. Đơn vị var thể hiện giá trị công suất phản kháng với 2 giá trị điện áp và dòng điện phản kháng.
Mối quan hệ giữa 3 giá trị công suất này được thể hiện qua công thức
S=P+jQ
Với j là đơn vị ảo
Hệ số công suất – Power Factor (PF)
Tỉ lệ giữa công suất tiêu thụ thật và công suất phản kháng được gọi là hệ số công suất. Trong trường hợp dòng điện AC là dạng sóng sin thuần tuý, hệ số công suất là cosine của góc pha (φ) giữa dòng điện và điện áp của dạng sóng sin, vì lý do này trong các tài liệu kỹ thuật người ta thường viết tắt hệ số công suất là “cosφ”. Hệ số công suất không có đơn vị riêng, giá trị của nó được thể hiện từ 0 đến 1 và có thể được diễn tả bằng tỉ lệ phần trăm, ví dụ như PF=50%. Được thể hiện bằng công thức
PF = cosφ = P÷S
Nên muốn nâng cao công suất thật P thì cần phải nâng cao hệ số cosφ.
Hệ số công suất bằng 1 khi dòng điện và điện áp cùng pha. Các thiết bị có hệ số công suất bằng 1 như: đèn sợi đốt, bàn ủi, máy nước nóng, bếp điện,…
Hệ số công suất bằng 0 khi dòng điện và điện áp lệch pha nhau 90 độ, ở đây hệ số công suất thể hiện dòng điện nhanh hay chậm pha hơn so với điện áp. Các thiết bị có hệ số công suất dưới 1 như: đèn neon dùng chấn lưu, motor, van đóng cắt, các thiết bị điện tử,...
Trên hai hệ thống truyền tải có cùng công suất thật thì hệ thống nào có hệ số công suất thấp hơn thì sẽ có dòng điện lớn hơn vì phần năng lượng phản kháng bị trả lại nguồn lớn hơn, tạo ra nhiều thất thoát năng lượng và làm giảm hiệu năng truyền tải, làm tăng kích thước dây điện truyền dẫn. Hệ quả là nó còn có một công suất biểu kiến cao hơn với cùng một công suất thực được truyền tải.
Ví dụ, để có được 1kW công suất tiêu thụ thực trong điều kiện hệ số công suất là tối ưu nhất với giá trị bằng 1, thì cần phải có 1kVA công suất biểu kiến được truyền đi; 1kW : 1 = 1kVA. Trong điều kiện hệ số công suất thấp, ví dụ như 0.5, thì cần phải có 2kVA công suất biểu kiến được truyền đi: 1kW : 0.5 = 2kVA.
Tại sao phải quan tâm tới việc này? Cho dù công suất phản kháng thật sự không sinh ra công nhưng sự tồn tại của nó sẽ làm cho các dây dẫn nóng hơn. Những thiết bị có sử dụng các cuộn dây như motor, máy phát điện, máy biến thế,…phải được thiết kế với các cuộn dây lớn hơn để có thể chịu được công suất tổng bao gồm dòng có ích và dòng “vô công”.
Cũng chính vì lý do đó với giá trị đầu tư cho thiết bị và đường truyền cao nên giá điện dành cho các khu vực công nghiệp và thương mại có giá cao hơn so với khách hàng cá nhân, nơi có nhiều thiết bị sử dụng điện có hệ số công suất thấp. Nhà phân phối điện ngoài việc tăng giá điện với các khách hàng lớn, họ còn kiểm soát công suất phản kháng bằng các thiết bị đo chuyên dùng nhằm hỗ trợ khách hàng tìm các biện pháp làm gia tăng hệ số công suất, đồng thời phạt những khách hàng nào để hệ số công suất thấp hơn tiêu chuẩn.
3. Điều chỉnh hệ số công suất – PFC (Power Factor Correction)
- Điều chỉnh hệ số công suất tuyến tính
Điều chỉnh PFC tuyến tính áp dụng cho các thiết bị tiêu thụ trực tiếp điện áp lưới. Việc điều chỉnh có thể đạt được bằng việc thêm vào hay bớt ra các cuộn dây hay tụ điện cho thiết bị. Như động cơ mang tính cảm kháng có thể điều chỉnh PFC bằng việc đấu thêm một tụ song song với cuộn dây vận hành nhằm giúp triệt tiêu công suất phản kháng, làm giảm công suất biểu kiến và tăng hệ số PF. Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất không những được áp dụng trong ngành công nghiệp điện mà nó còn có thể sử dụng với người dùng cá nhân khi muốn làm giảm tổn hao trên đường truyền và ổn định điện áp cho tải.
Thiết bị điều chỉnh hệ số công suất thực chất là một thiết bị cung cấp một công suất phản kháng tương ứng và đối nghịch lại với công suất phản kháng được tạo ra của thiết bị. Thêm tụ điện hay cuộn dây vào quá trình để huỷ bỏ đi hiệu ứng cảm ứng hay điện dung tương ứng được tạo ra. Động cơ có tính cảm ứng có thể được bù bằng các tụ lọc, lò hồ quang điện có tính điện dung có thể bù bằng các cuộn dây.
Khi thêm vào hay lấy ra các thiết bị bù công suất phản kháng có thể tạo ra sự biến động điện áp hay tạo ra các méo hài, trong trường hợp xấu nhất các thành phần bù công suất phản kháng có thể tạo ra hiện tượng cộng hưởng với hệ thống được bù, làm cho điện áp tăng cao và gây mất ổn định cho hệ thống. Do vậy việc điều chỉnh hệ số PFC không thể đơn giản là việc thêm hay bớt các thành phần, mà nó cần được tính toán phù hợp với từng mức công suất tải trên thiết bị.
Để tránh trường hợp trên, ứng dụng việc bù hệ số công suất PFC bằng các thiết bị bù tự động. Thiết bị này bao gồm nhiều tụ điện được đóng hay ngắt ra khỏi thiết bị được bù công suất phản kháng bằng các công tắt. Các công tắt này lại được điều khiển bằng một thiết bị điều khiển trung tâm có khả năng đo hệ số công suất bằng việc đo dòng tải và điện áp của thiết bị qua các cảm biến dòng được gắn trên đường truyền dẫn điện năng, trước khi vào thiết bị. Tuỳ thuộc vào tải và hệ số công suất của thiết bị, bộ điều khiển sẽ đấu nối tuần tự các tụ bù vào mạch sao cho giá trị hệ số công suất luôn ở trên giá trị được chọn.
Một cách khác để điều chỉnh hệ số công suất là dùng động cơ đồng bộ, động cơ đồng bộ cung cấp một công suất phản kháng có chiều nghịch với chiều công suất phản kháng của thiết bị, tính chất tiêu thụ công suất phản kháng của động cơ đồng bộ được xem là một tính chất đặt biệt của loại động cơ này, nó được xem tương đương như một tụ đồng bộ. Ngoài ra trong ngành công nghiệp điện còn có nhiều phương pháp để điều chỉnh hệ số công suất khác như bằng các thiết bị điện tử sử dụng Thyristor chẳng hạn.
- Điều chỉnh hệ số công suất phi tuyến tính
Tải phi tuyến thường là dạng tải chỉnh lưu, không sử dụng trực tiếp từ điện xoay chiều mà nắn lại thành dạng điện một chiều-chỉnh lưu như các bộ nguồn máy tính (PSU), adaptor,…hay các thiết bị sử dụng năng lượng gián đoạn-liên tục như máy hàn, bóng đèn huỳnh quang,..,các thiết bị này trong quá trình tiêu thụ năng lượng còn tạo ra các dạng sóng hài có tần số là bội số của tần số điện lưới, chèn vào tần số điện lưới. Các thành phần linh kiện tuyến tính như cuộn dây và tụ điện không thể loại bỏ được các dải tần số mới được tạo ra này, vì vậy nó phải dùng các bộ lọc hay bộ điều chỉnh hệ số công suất có thể làm phẳng dòng điện ra trên mỗi chu kỳ nhằm giảm dòng hài.
Trong các loại tải phi tuyến tính đó thì PSU được sử dụng nhiều nhất, với thiết kế chuyển đổi năng lượng theo kiểu đóng/cắt (switching). Trước đây các bộ nguồn này chỉ đơn giản được thiết kế với một cầu nắn điện chỉnh lưu toàn sóng nạp một mức điện áp dưới mức chịu đựng của tụ điện. Điều này sẽ tạo ra một dòng điện nạp ban đầu rất cao, hệ số công suất rất thấp, đồng thời tạo ra các sóng hài không có lợi.
4. Điều chỉnh hệ số công suất thụ động – Passive PFC
Phương pháp Passive PFC đơn giản chỉ là sử dụng một bộ lọc, bộ lọc này chỉ cho qua dòng điện có tần số bằng với tần số điện lưới (50Hz hoặc 60Hz) và chặn không cho các tần số sóng hài đi qua. Lúc này tải phi tuyến tính có thể xem như một tải tuyến tính, hệ số công suất đã được nâng cao hơn.
Tuy nhiên yêu cầu cần phải có cuộn cảm có giá trị cảm kháng lớn đã làm cho bộ lọc cồng kềnh và có giá thành cao, nhưng thực tế với mạch Passive PFC có cuộn dây tuy lớn hơn cuộn dây của mạch điều chỉnh hệ số công suất tích cực Active PFC nhưng giá thành chung lại rẻ hơn. Đây là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền để điều chỉnh hệ số công suất và làm giảm sóng hài tuy nhiên nó lại không hiệu quả bằng phương pháp điều chỉnh hệ số công suất tích cực Active PFC.
5. Điều chỉnh hệ số công suất tích cực – Active PFC
Là một hệ thống điện tử công suất có chức năng kiểm soát năng lượng cung cấp cho tải, điều chỉnh hệ số công suất ở mức tốt nhất trên mọi mức tải. Trong thiết kế thực tế, mạch Active PFC điều khiển dòng nạp cho tải sao cho dạng sóng của dòng vào cùng pha với dạng sóng ở đầu vào (ở đây là sóng sin). Về cơ bản có 3 dạng mạch Active PFC được sử dụng, là; Boost, Buck và Buck-Boost.
Trong PSU, dạng mạch được sử dụng thông dụng nhất là Boost. Một mạch chuyển đổi được chèn vào giữa cầu nắn điện và tụ lọc chính. Nó tạo một điện áp DC ổn định ở đầu ra và duy trì dòng điện vào luôn đồng pha với tần số của điện áp vào. Phương pháp này đòi hỏi phải thêm một số linh kiện chuyển mạch bán dẫn công suất và mạch điều khiển nhưng bù lại nó có kích thước nhỏ hơn mạch Passive PFC.
Dạng mạch điều chỉnh hệ số công suất Active PFC có thể hoạt động trên một dải điện áp vào rất rộng, từ 90VAC đến 264VAC, đặt tính này rất được người dùng chào đón, nó giúp cho họ không cần quan tâm tới mức điện áp phù hợp với PSU tại khu vực mình đang ở, ngoài ra nó còn giúp PSU hoạt động được ở những khu vực có điện ápAC không ổn định.
Mạch Passive PFC thực tế trong PSU
Mạch Active PFC thực tế trong PSU
6. Tầm quan trọng của việc điều chỉnh hệ số công suất trong việc truyền dẫn điện năng
Thực tế cho thấy công ty cung cấp điện bán điện cho người dùng dưới 2 giá trị là điện áp và dòng điện (VA) nhưng hoá đơn lại được tính bằng Watt. Nếu hệ số công suất của thiết bị có giá trị thấp hơn 1 thì cần phải có nhiều công suất VA được truyền đi để có thể đáp ứng được công suất Watt thật, ngoài ra nó còn làm tăng chi phí thực hiện việc truyền dẫn điện.
Ví dụ, hệ số công suất là 0.5, thì công suất biểu kiến sẽ gấp 2 lần công suất thật được tiêu thụ bởi tải, đường dây điện cũng vì đó mà có kích thước lớn hơn 2 lần so với khi hệ số công suất bằng 1. Đồng nghĩa với việc điện lực phải đầu tư các thiết bị như máy phát điện, biến thế, dây dẫn, chuyển mạch có kích thước lớn hơn.:
Lưu ý: hiệu suất làm việc của thiết bị sử dụng điện không phụ thuộc vào việc thiết bị đó có hay không có PFC.
7. Một ví dụ cụ thể giữa số đo thực của hai PSU có P.PFC và không PFC
Người dùng 2 PSU có cùng thiết kế như nhau, với mức công suất giống nhau là 250W, chúng chỉ khác nhau là một PSU có P.PFC (thêm duy nhất 1 biến áp PFC) và một thì hoàn toàn không có PFC. Qua thiết bị đo Power Meter, cho thấy;
Giá trị đo của PSU không có PFC
Giá trị đo của PSU có PFC
Kết quả: Ở cùng một mức điện thế vào 220VAC và công suất DC ra là 250W thì PSU có PFC cho giá trị dòng điện vào thấp hơn là 2.1A so với 2.5A của PSU không có PFC. Công suất tiêu thụ cũng giảm đi tương ứng, giá trị hệ số công suất tăng từ 0.591 lên 0.744.
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail : sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Nghề thiết kế cơ điện M&E - những điều cần biết.

Nghề thiết kế cơ điện M&E - những điều cần biết.

hcm 25/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (hiểu theo tiếng việt nghĩa là cơ khí & điện-mà người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện). Ở Việt Nam hiện nay, việc thiết kế điện M&E được hiểu là các kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, thi công, tư vấn…cho các công trình nhà ở, các khu chung cư cao tầng, các khu và các bộ phận phức hợp, nhưng thực chất đây là một lĩnh vực rất rộng.
Để trở thành một người thiết kế M&E giỏi, ngoài nắm vững kiến thức lý thuyết, bạn phải trao dồi kinh nghiệm trong công việc, không ngừng học hỏi thủ thật thi công của các công nhân nhiều kinh nghiệm cũng như cách điều hành tổ chức của cấp trên.
Chúng ta có thể tìm hiểu khái quát về hệ thống điện M&E như sau :
Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:
1.Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC).
2. Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary,gọi tắt là P&S).
3. Phần Điện ( Electrical)
4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting).

Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E ( Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70,80%).

Về phần Điện thì ta có thể chia làm các phần sau đây:
Điện nặng bao gồm:
1. Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
2. Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
3. Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
4. Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
5. Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
6. Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
7. Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
Điện nhẹ
1. Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
2. Hệ thống điện thoại: Telephone system
3. Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system.
4. Hệ thống PA ( public address system) ….
Để trở thành một kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp, chúng ta cần phải lưu ý ghi nhớ một số điểm vô cùng quan như sau:
- Nếu như bạn muốn chuyên về làm thiết kế thì những kiến thức lý thuyết học ở trường cũng khá là quan trọng. Bạn cần trang bị thêm cho bản than mình vốn kiến thức về các bộ tiêu chuẩn quốc tế về điện khác nhau. Có công ty thiết kế chuyên dùng chuẩn châu Âu, có công ty lại hay dùng chuẩn Úc, chuẩn Mỹ, rồi nhiều công ty cũng dùng tiêu chuẩn Việt Nam. Vậy nên bạn cần đọc thêm về các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau này.
– Kinh nghiệm thực tế là một trong những điều vô cùng quan trọng. Vậy nên chúng ta cần giành vài tháng đến ít nhất 1 năm ra ngoài công trường để học hỏi thêm về kinh nghiệm thực tế thì thiết kế của bạn mới mang tính ứng dụng được.
– Trong các công ty thiết kế , họ có kỹ sư điện thiết kế điện, và kỹ sư lạnh thiết kế HVAC, rồi có khi có cả riêng kỹ sư cấp thoát nước, PCCC…Bạn cần nắm thêm chút kiến thức cơ bản về các mảng khác ngoài điện. Nếu bạn không có cơ bản, bạn cứ chỉ biết vẽ lên hạng mục điện của mình mà không cần quan tâm đến việc có va chạm với các hạng mục khác không thì thiết kế của bạn sẽ bị lủng, thậm chí có phần đơn điệu.
– Để thiết kế tốt, quan trọng nữa trước khi tiến vào nghề là bạn phải đọc được các bản thiết kế tốt. Muốn thiết kế giỏi, trước hết học cách đọc giỏi các thiết kế của người khác. Đọc hiểu, phân tích, ghi nhớ, rút ra kinh nghiệm thì bạn mới củng cố một vốn kiến thức nhất định.
- Thiết kế điện M&E khá là khô khan, không nhiều tính sáng tạo như bên kiến trúc, xây dựng, nội thất…M&E đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỷ luật. Các nguyên tắc thiết kế căn bản phải được coi trọng. Vậy nên cần phải rèn cho bản thân tính kỷ luật và làm việc có nguyên tắc, giờ giấc đúng quy định.
– Thêm nữa, đó là về tính làm việc theo đội, theo tổ nhóm (team work) tạo nên sự đoàn kết để có thể tiến lên các nấc thang cao hơn trong sự nghiệp.
– Công việc thiết kế M&E là một công việc khó, nhưng cũng vô cùng thú vị, bởi nó sẽ trang bị cho mỗi người ngoài những kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, còn trang bị thêm cho ta các kỹ năng khác trong cuộc sống, như giao tiếp chẳng hạn
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail : sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Vấn đề xử lý nước thải cho các công trình khách sạn, chung cư.

Xử lý nước thải sinh hoạt
hcm 23/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.htm
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, chúng ta cần phải hiểu được nước thải sinh hoạt là gì? Nước thải sinh hoạt chính là nước thải được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: nước thải tắm rửa, nước thải vệ sinh, nước thải từ các nơi sinh hoạt công cộng, nước thải từ khu nhà bếp của nhà hàng, nước thải từ hoạt động dịch vụ: giặt là.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, mỗi một nguồn nước thải có một đặc trưng riêng. Vì thế, trước khi xử lý nước thải, chúng ta cần phải phân loại nước thải để xử lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định của Nhà Nước và pháp luật.
Đối với nước thải từ khu tắm giặt hay còn gọi là nước xám, chúng ta đưa luôn vào hệ thống xử lý nước thải bởi loại nước thải này chứa thành phần các chất gây ô nhiễm là không đáng kể.
Đối với nước thải từ khu vệ sinh hoặc nước thải bồn cầu: Loại nước thải này thường được bà con thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp với các quá trình sinh học phía sau. Tuy nhiên với các hộ gia đình, loại nước thải này sau khi thải xuống bể tự hoại một thời gian, chủ nhà thường thuê các công ty rut ham cau để xử lý.
Đối với nước thải từ khu nhà bếp hoặc nước thải giặt là, chúng ta cũng cần phải có các biện pháp xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý. Với nước thải từ khu nhà bếp, nhà hàng, chúng ta cần phải tách dầu mỡ trước vì nếu không các loại dầu mỡ này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý đằng sau. Riêng đối với nước thải giặt là, do hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa nên loại nước thải này cần phải được xử lý theo phương pháp khác so với các loại nước thải ở trên.
Điển hình như bản vẽ thiết kế bên dưới.

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến:

Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại. Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là:
+ Phương pháp xử lý sinh học
+ Phương pháp xử lý hóa lý
+ Phương pháp xử lý hóa học
Để hiểu sâu hơn về các cách xử lý nước thải sinh hoạt, các bạn hãy cùng công ty thông cống nghẹt, rút hầm cầu Xuân Thành phân tích từng phương pháp:
- Phương pháp xử lý sinh học ( đây là phương pháp thường dùng hiện nay )
Bản chất của phương pháp này là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic –kị khí các quá trình hồ. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ, dễ thực hiện.
Điển hỉnh trạm xử lý nước thải kiểu này 50m3 ngày đêm cho khách sạn tại hội an.
- Phương pháp xử lý hóa lý:
Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Đối với phương pháp xử lý hóa lý này, người ta thường áp dụng các phương pháp sau để xử lý nước thải sinh hoạt: phương pháp trao đổi ion, phương pháp thấm lọc ngược và siêu lọc, phương pháp keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp thụ… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
- Phương pháp xử lý hóa học:
Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn.
Chúc các bạn thành công.
Bạn có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ, xin liên lạc đến số điện thoại 097.777.2018 ( mr hòa ) hoặc mail : sdme2009.ltd@gmail.com

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

1 vấn đề mà các kts lớn hoặc cđt thường bỏ qua do sợ xấu tường.

Tại sao chúng ta cần lắp đặt quạt thông gió trong phòng ngủ có máy lạnh.
hcm 18/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)_097.777.2018_hcm
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.html
Rất nhiều người nghĩ rằng, máy điều hòa nhiệt độ có khả năng lọc và trao đổi không khí với môi trường bên ngoài phòng lạnh, kể cả những nhân viên bán điều hòa, nhân viên kĩ thuật lắp đặt cũng thường giải thích với khách hàng như vậy. Thế nhưng, đó lại là một quan niệm cổ hủ và vô cùng thiếu khoa học.
Nhiều người cho rằng, việc lắp thêm 1 quạt thông gió công suất nhỏ cho phòng điều hòa là việc làm thừa thãi và chỉ tốn thêm tiền điện. Do đó, hầu hết những phòng điều hòa ở khách sạn, phòng ngủ của các gia đình đều không có quạt thông gió.Việc này gây ra tình trạng không khí không được lưu thông đủ để cung cấp ôxy cho phòng điều hòa. Do đó, thật dễ hiểu tại sao khi ngủ trong phòng điều hòa kín, lúc tỉnh dậy, đôi khi chúng ta lại cảm thấy nặng đầu, chóng mặt hoặc viêm đường hô hấp. Nhưng theo suy nghĩ thông thường, chúng ta hay đổ tại cơ thể yếu, không chịu được sức lạnh của điều hòa, điều này là hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân chính ở đây là việc không khí trong phòng kín thiếu Ôxy do không có quạt thông gió. Chiếc điều hòa dù tối ưu đến đâu, cũng không thể cung cấp đủ Ôxy cho phòng ngủ của bạn.
Khi lắp đặt điều hòa không khí cho phòng ngủ, để bảo đảm sức khỏe của bạn và người thân, chống thiếu ôxy gây nhức đầu, chóng mặt, nặng nề vào sáng hôm sau thì cần có quạt hút gió công suất nhỏ hướng đối diện với dàn máy lạnh, để hút khí độc ra ngoài, đồng thời, không khí giầu ôxy cũng theo đó mà theo vào phòng cung cấp đầy đủ ôxy cho người nằm trong phòng. Bạn sẽ lập tức thấy được hiệu quả của chiếc quạt thông gió khi được lắp cho phòng điều hòa. Người già, trẻ con sẽ không còn cảm thấy “nặng đầu”, khô mũi, ngột ngạt, khi nằm trong phòng điều hòa nữa.
Sự cần thiết của việc sử dụng quạt thông gió:
- Duy trì dưỡng khí trong lành: Thải ra nguồn không khí bị ô nhiễm.
- Khử mùi: Khử mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh, chất tẩy rửa…
- Loại bỏ bụi và nguồn không khí ô nhiễm: Trong không khí có những hợp chất như: Chất hữu cơ nhẹ, chất gây dị ứng ảnh hưởng đến cơ thể con người. Vì vậy quạt thông gió rất cần thiết để loại bỏ các chất này.
- Hút hơi ẩm: Hơi nước hiện diện khắp nơi trong nhà phát sinh từ phòng tắm, nước đun sôi, mồ hôi trên cơ thể con người….Gây ra ẩm mốc trên sàn nhà, mặt tường, làm cho căn hộ mau xuống cấp.
Hậu Quả Của Sự Trao Đổi Không Khí kém Trong Căn Hộ.
Các loại quạt hút hiện nay có trên thị trường.
Trpng thiết kế thì nó được thể hiện như vậy, tuy nhiên trong quá trình thi công thì chủ đầu tư đã không làm do sợ xấu tường.
Chúc các bạn thành công.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Cảnh báo lừa đảo 08.3824.5029

1 lần nữa lại bị lừa đảo. giả dạng công ty kiến trúc. Cho cha con nào làm me cảnh giác.
"Chi, 37 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1,TP.HCM, Tel. 0838245029 "
Mỗi 1 lần bạn có ý định lừa đảo, tên bạn sẽ được vinh danh khắp mạng internet.
Còn 1 thằng nữa đang làm ở bộ phận concept cty kiến trúc văn tấn hàng, quê quãng nam, đà lat, lấy vợ sài gòn. tiếc là xóa mail và điện thoại of nó, ko thì nó cũng được vinh danh lừa đảo.

Tại sao cần lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền.

hcm 18/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Xem thêm tại web : http://sdme.com.vn/news.html
Một xung quá điện áp không mong muốn, đặc biệt là xung sét lan truyền, trên đường nguồn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bất kì doanh nghiệp hoặc phương tiện, thiết bị nào. Để hình dung đầy đủ về tổn thất do xung quá điện áp gây ra do không có thiết bị chống sét, cần phải tính cả chi phí thay thế/ sửa chữa thiết bị, chi phí phục hồi dữ liệu, tổn thất khi ngưng vận hành do hỏng hóc và chi phí cơ hội bị mất đi. Bên cạnh đó, tính mạng con người cũng có thể bị đặt vào tình trạng nguy hiểm nếu các hệ thống an toàn không hoạt động do xung quá điện áp.
Theo Viện Thông tin bảo hiểm - Insurance Information Institute, NY, (NY Press Release 11 August 1989): Sét lan truyền và các xung quá điện áp khác có thể gây hư hỏng cho các tài sản, thiết bị điện-điện tử, viễn thông ước tính đến hơn 1.2 tỷ USD mỗi năm chỉ tính trên nước Mỹ. Số tiền này chiếm xấp xỉ 5% chi phí bảo hiểm trên toàn nước Mỹ.
Theo Holle và các tác giả khác, Journal of Applied Met, Vol 35, No.8, August 1996: Phí bảo hiểm chi trả cho hư hỏng do xung sét lan truyền và xung quá điện áp khác là 332 triệu USD hàng năm ở Mỹ, nhưng nhiều tổ chức vẫn không mua bảo hiểm cho dạng hư hại tài sản này. Trung bình chỉ có 1 trên 57 vụ sét đánh được bảo hiểm trên nước Mỹ.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê 2001, đối với ngành điện có 400 sự cố mà 50% do sét gây ra (Báo Tiền Phong 14/08/02). Còn đối với ngành Bưu chính Viễn Thông thì có 53 sự cố do sét (chiến 27,13% sự cố viễn thông) gây thiệt hại là 4,119 tỷ và tổng thời gian mất liên lạc do sét là 716 giờ (chống sét cho mạng viễn thông Việt Nam – Những điều bất cập. Lê Quốc Tuân – Ban viễn thông, Phạm Hồng Mai – TTTTBĐ)
Tổn thất của hư hỏng do xung quá điện áp đối với các hệ thống không gắn thiết bị chống xung quá điện áp (đặc biệt là thiết bị chống sét lan truyền) bao gồm:
• Chi phí thay thế/sửa chữa thiết bị
• Chi phí phục hồi dữ liệu
• Thời gian vô công do ngưng vận hành
• Cơ hội thương mại mất đi
• Tổn thất do sự không hài lòng của khách hàng
II. Tại sao cần lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền
Xung sét lan truyền là một trong những nguồn gây quá điện áp được biết đến nhiều nhất. Các nguồn khác gồm có chuyển mạch nguồn và thiết bị vận hành của các có thể gây xung cảm ứng lan truyền lớn có khả năng phá huỷ, thậm chí đến đường cáp ngầm. Do đó thiết bị chống sét lan truyền cũng không kém phần quan trọng so với chống sét trực tiếp. nhà máy lân cận, vận hành của các thiết bị điều chỉnh hệ số công suất, chuyển mạch và xử lý sự cố trên đường dây truyền tải và các trạm biến áp. Một lưu ý quan trọng là tia sét không cần phải đánh trực tiếp lên đường dây nguồn mới gây hư hỏng; một tia sét đánh cách xa vài trăm feet cũng Các xung quá điện áp khác lại được sinh ra bên trong chính các thiết bị, do bật tắt các tải điện như đèn, hệ thống nhiệt, motor và do vận hành của các máy in laser, máy photocopy....
Công nghiệp hiện đại dựa rất nhiều vào các thiết bị điện tự động để tăng năng suất và độ an toàn. Lợi ích kinh tế của các thiết bị này đã được thừa nhận rộng rãi. Các máy vi tính rất phổ biến và các bộ điều khiển khả trình (PLC) có nền tảng vi xử lý được sử dụng trong hầu hết các thiết bị sản xuất. Vi xử lý cũng có thể được tìm thấy tích hợp sẵn trong nhiều máy móc công nghiệp, an ninh và báo cháy, thiết bị đo đếm thời gian, các công cụ kiểm kê.
Đánh giá trên phạm vi nguồn gây xung quá điện áp rộng (do sét lan truyền, do sinh ra trong thiết bị) và khả năng tổn thất lớn do gián đoạn nguồn gây ra, chi phí lắp đặt ban đầu của các thiết bị bảo vệ xung quá điện áp, đặc biệt là thiết bị chống sét lan truyền là hợp lý với bất kỳ phương tiện, thiết bị nào. Chi phí thiết bị chống sét lan truyền thường xấp xỉ bằng 10% chi phí rủi ro kinh tế của thiết bị cần bảo vệ.
Để bảo vệ hiệu quả nên tuân theo giải pháp chống sét toàn diện sáu điểm của ERICO. Điểm 5 và 6 trong giải pháp này đáp ứng nhu cầu chống sét lan truyền cho đường nguồn và chống sét lan truyên cho đường tín hiệu. Ở điểm 5, tầng bảo vệ đầu tiên là các thiết bị chống sét lan truyền sơ cấp ở đầu vào, tiếp đó là thiết bị chống sét lan truyền thứ cấp ở tủ điện phân phối hoặc ở những điểm cần thiết.
Chúc các bạn thành công.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Xử lý dầu mỡ trong khói nhà bếp công nghiệp

Xử lý dầu mỡ trong khói nhà bếp công nghiệp
hcm 17/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Hiện nay hệ thống hút khói cho các bếp công nghiệp thường chỉ sử dụng các tấm inox để cản hơi nước và dầu mỡ trước khi hút thải ra môi trường. Phương pháp này cho thấy không hiệu quả. Dầu mỡ vẫn bị hút và tích tụ vào hệ thống ống gió, gây nên mất vệ sinh, đồng thời gây mất an toàn trong việc phòng cháy nổ.
Để xử lý được dầu mỡ và khói trong nhà bếp công nghiệp thì k thể thiếu được 3 loại thiết bị :
1. Thiết bị lọc dầu mỡ :
+ xử lý dầu mở: ta dùng các thanh chắn dầu mở đặt trên chụp hút bếp, trong quá trình di chuyển, dầu mở sẻ va vào các thanh này mà mất vận tốc rồi rơi xuống các rảnh thu dầu.
+ dùng demister có cấu tạo như những miếng bùi nhùi bằng Inox hoặc nhôm để ngưng tụ hơi dầu nóng, hiệu suất có thể đạt tới 95%. Dầu ăn có độ nhớt không cao và thành phần hoá học không phức tạp nên cũng dễ xử lý.
2. sử dụng than hoạt tính để khử khói.
3. Thiết bị dùng để hút khói và dầu mỡ đó là các loại quạt công nghiệp, chính xác là quạt ly tâm. Quạt này sẽ hút khói và dầu mỡ từ bếp ra theo đường ống. Nếu k sử dụng các phin lọc dầu mỡ thì dầu mỡ sẽ được quạt hút ra, sau đó rơi xuống bầu quạt, còn hơi và khói thì được thoát ra ở miệng thổi. trên các con quạt ly tâm đó có thể có cửa để có thể tháo ra vệ sinh dầu mỡ thải đó.
Hiện tại trên thị trường thì rất nhiều các loại quạt công nghiệp, quạt ly tâm được sử dụng cho việc hút khói thải từ bếp đó bạn.
1 điều lưu ý cho thiết kế là cần phải tính toán gain thoát khói cho hệ thống này.
Chúc các bạn thành công.
Xem thêm : http://sdme.com.vn/news/322015.html

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Giải pháp cho phòng sạch.

Hệ thống điều hòa không khí cho phòng sạch
hcm 16/06/2015 _ ths.ks bùi kiến hòa (theo bản tin sdme)
Trong những năm gần đây nhu cầu cho thiết kế phòng sạch ngày càng tăng.Do yêu cầu của sản phẩm công nghệ cao như sản xuất máy tính,sản xuất chíp,các bo mạch,công nghệ chất bán dẫn…hay những loại thuốc trong dược phẩm,các thiết bị y tế,phòng mổ trong bệnh viện.Tất cả những phòng này đòi hỏi phải kiểm soát nồng độ hạt bụi,các loại chất ô nhiễm ở một mức cho phép. Vậy hệ thống điều hòa không khí cho phòng sạch khác với điều hòa không bình thường (cao ốc văn phòng…)ở những điểm nào. Như vậy đối với phòng sạch thường giải quyết năm vấn đề chính là nhiệt độ(temperature),độ ẩm(humidity),áp suất phòng(Room Pressurization),độ sạch(Cleanliness) và vấn đề nhiễm chéo(cross-contamination).Trong thiết kế điều hòa không khí bình thường chỉ giải quyết hai vấn đề chính là nhiệt độ và độ ẩm,thực tế thì vấn đề độ ẩm thường không đạt theo như yêu cầu thiết kế.Nhưng trong phòng sạch thì ngoài nhiệt độ thì độ ẩm trong phòng yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều.
Những điểm khác nhau chính giữa phòng sạch và ĐHKK thông thường là
1.Áp suất phòng(Room Pressurization):
Nhiệm vụ chủ yếu là ngăn ngừa không cho không khí,hạt bụi,chất nhiễm trùng…từ phòng,khu vực dơ hơn sang phòng,khu vực sạch hơn.Nguyên tắc di chuyển căn bản của không khí là từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp.Như vậy phòng có cấp độ sạch hơn thì có áp cao hơn và ngược lại.Để kiểm soát áp suất phòng thì thường có đồng hồ đo áp suất ,khi áp phòng vượt quá sẽ tự động tràn ra ngoài thông qua cửa gió xì(Pass-Through Grilles)Thường thì những phòng nào có yêu cầu cao mới gắn miệng gió xì. Việc tạo áp trong phòng khi thiết kế phải quan tâm tới cột áp của quạt và chênh lệch giữa lương gió cấp và hồi trong phòng sạch. Trong thiết kế nhà máy dược phẩm theo tiêu chuẩn WHO-GMP(World Health Organization-Good Manufacturing Practice)thì cấp áp suất lần lượt là +(15Pa), ++(30Pa),+++(45Pa).
2.Độ sạch (Cleanliness) :
Độ sạch của phòng đường quyết định bởi hai yếu tố là số lần trao đổi gió hay bội số tuần hoàn (Air Changes per Hour) và Phin lọc.Thông thường đối với điều hòa không khí cho cao ốc văn phòng có thể từ 2 tới 10 lần.Nhưng trong phòng sạch thì số lần trao đổi gió lên tới 20 lần,đặc biệt trong phòng sạch cho sản xuất chíp lên tới 100 lần.Tăng số lần trao đổi gió để làm giảm nồng độ hạt bụi,chất ô nhiễm sinh ra trong phòng.Do vậy kết cấu phòng sạch khác với những cao ốc văn phòng.Với các phòng có yêu cầu cấp độ sạch khác nhau thì số lần trao đổi gió cũng khác nhau.Ví dụ trong nhà máy sản xuất dược phẩm khu vực thay đồ có cấp độ sạch E (cấp màu đen) có áp phòng là +(15Pa),số lần trao đổi gió là 10 ,trong khi phòng pha chế có cấp độ sạch C có áp phòng ++(30Pa),số lần trao đổi gió là 20, phin lọc cấp H12. Phin lọc có nhiệm vụ là lọc bỏ những hạt bụi của không khí trước khi vào phòng.Tùy theo yêu cầu của các loại phòng sạch mà sử dụng phin lọc cho phù hợp. Thông thường với các phòng trong nhà máy dược thì sử dụng loại lọc hiệu suất cao HEPA(High Efficiency Particle Air).Vị trí bộ lọc có thể gắn ngay tại AHU hoặc từng phòng.
Hình bộ lọc HEPA
3.Nhiễm chéo (Cross-Contamination)
sự nhiễm (đưa vào) không mong muốn các tạp chất có bản chất hóa học hoặc vi sinh vật,hoặc tiểu phân lạ vào trong hoặc lên trên một nguyên liệu ban đầu hoặc thành phẩm trung gian trong quá trình sản xuất,lấy mẫu,đóng gói,bảo quản và vận chuyển. Như vậy nhiễm chéo là việc tạp nhiễm của một nguyên liệu ban đầu ,sản phẩm trung gian,hoặc thành phẩm với một nguyên liệu ban đầu hay sản phẩm khác trong quá trình sản xuất. Việc nhiễm chéo có cả nguyên nhân bên ngoài và bên trong.Dưới đây là tổng hợp các nhân tố chính nhiễm chéo trong nhà máy dược. Vấn đề nhiễm chéo khá phức tạp đối với các phòng trong nhà máy dược cũng như phòng mổ trong bệnh viện.Các phòng sạch cho công nghệ cao thì ít hơn rất nhiều do chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm trong một khu lớn. Thực tế thì các nhà máy dược Việt Nam sản xuất quá nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một phòng nên yêu cầu cấp độ sạch rất cao và vấn đề nhiễm chéo trở nên khó kiểm soát.Việc giải quyết nhiễm chéo là giải quyết 10 vấn đề trên,công thêm việc tạo áp trong phòng.

Xem thêm : http://sdme.com.vn/news/312015.html

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Giúp bạn hiểu hơn về công nghệ điều hòa không khí Inverter.


Công nghệ Inverter là gì ?

Inverter theo nghĩa tiếng Việt là biến tần. Xuất hiện cách đây khoảng 20 năm, tuy nhiên vài năm gần đây các hãng sản xuất mới phân phối rộng rãi tại Việtnam. Công nghệ này sử dụng mạch điện tử để biến đổi điện áp V, dòng điện A và tần số F, để đạt được công suất đầu ra của động cơ chính xác như phụ tải yêu cầu. Công nghệ này đã sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp sản xuất và đặc biệt là trong công nghệ sản xuất tự động hoá, điều khiển điện tử. Khi công nghệ này ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất máy lạnh thì mạch điện tử có tác dụng kiểm soát tốc độ vòng quay của máy nén dẫn đến kiểm soát được áp suất gas trong hệ thống một cách liên tục và chính xác dẫn đến kiểm soát được công suất của điều hoà.

Những lợi ích của công nghệ này
- Tại thời điểm khởi động máy dòng điện khởi động rất nhỏ sau đó tăng dần bằng dòng điện định mức. Do vậy không gây hiện tượng sụt nguồn điện đảm bảo an toàn cho hệ thống điện lưới và các thiết bị điện khác.
- Sau một thời gian hoạt động với công suất định mức nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt. Tại thời điểm này nhiệt độ trong phòng sẽ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, tuỳ theo khả năng cách nhiệt của phòng với môi trường mà khối lượng hơi lạnh bị thất thoát ra ngoài nhiều hay ít. Về cơ bản khối lượng hơi lạnh này sẽ được bù bằng công suất làm lạnh của điều hoà Inverter. Chính nhờ công nghệ Inverter máy lạnh sẽ sản sinh ra công suất đúng theo yêu cầu, lúc này công suất lạnh cần cung cấp chỉ bằng 10~50% công suất lạnh ban đầu tuỳ theo khả năng cách nhiệt của phòng.
- Để đạt được hiệu quả nhất từ máy điều hòa biến tần Inverter thì chúng tôi khuyến cáo rằng cần có một phòng đủ kín, sao cho hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí nóng bên ngoài,  và công suất làm lạnh bao giờ cũng phải nhiều hơn so với thể tích không khí cần làm lạnh trong phòng. Thông thường phòng có diện tích từ 9 đến 15 m2 có thể dùng máy công suất 9.000 BTU, từ 15 đến 20 m2 dùng máy 12.000 BTU,…
- Trong khi đó đối với máy điều hoà thông thường khi máy chạy đạt nhiệt độ yêu cầu máy sẽ ngừng chạy, chờ đến khi nhiệt độ phòng giảm xuống ít nhất là 2oC máy mới hoạt động trở lại và khi hoạt động trở lại máy chạy bằng 100% tải. Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng : Trong cùng một điều kiện phòng cần làm lạnh là như nhau máy điều hoà Inverter có chế độ chạy : chạy ban đầu 100% tải – sau đó chạy tiên tục 10~50% tải có chỉ số tiêu thụ điện ít hơn máy điều hoà thông thường : chạy ban đầu 100% tải – sau đó ngừng chạy và lại chạy tiếp 100% tải.. 
- Sau khi đạt nhiệt độ làm lạnh yêu cầu máy Inverter chạy với công suất nhỏ hơn công suất định mức do vậy tốc độ vòng quay của máy nén thấp hơn tốc độ vòng quay định mức nhờ vậy mà máy chạy êm hơn.Ngoài ra, với công nghệ này, không khí lạnh sẽ truyền nhẹ nhàng sâu vào bên trong phòng, tránh tình trạng không khí lạnh tập trung cục bộ tại khu vực gần dàn lạnh, cho phép nâng cao hiệu suất điện năng. Nhiệt độ phòng luôn duy trì ổn định như vậy thân nhiệt không bị thay đổi cảm giác sẽ thoải mái hơn do đó có lợi hơn cho sức khoẻ hơn.
Chú ý khi sử dụng điều hoà áp dụng công nghệ Inverter.
+  Lựa chọn công suất máy lạnh phù hợp với diện tích cần làm mát.
+
 Bạn nên bảo trì, làm sạch cả dàn nóng và dàn lạnh mỗi 3 tháng một lần, việc thiếu bảo trì thường xuyên hiệu suất máy sẽ giảm, độ lạnh kém, thời gian làm lạnh lâu, tiêu hao nhiều điện hơn để căn phòng của bạn đạt được nhiệt độ yêu cầu, thậm chí việc thiếu bảo trì thường xuyên có thể dẫn đến cháy máy. 

Xem thêm chi tiết tại web _ http://sdme.com.vn/


Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

1 giải pháp phòng cháy chữa cháy cho văn phòng làm việc

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn thiện có giá trị bảo vệ rất cao đối với tài sản và tính mạng của các hộ gia đình, các công ty, trường học, nhà máy sản xuất… 
Hôm nay giới thiệu các bạn 1 giải pháp phòng cháy chữa cháy cho văn phòng làm việc. Công trình tại bình dương - đã thi công xong.
Trụ trì : bùi kiến hòa.
1 tác phẩm của nguyễn ngọc tuân.
Xem thêm chi tiết tại web _ http://sdme.com.vn/




Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Giải pháp cấp gió tươi và thông gió hầm

Con người luôn luôn hít khí O2 và thải CO2, thiếu O2 con người sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt... Môi trường điều hòa là không gian kín nên không có không khí tự nhiên trao đổi, vì vậy muốn cung cấp khí O2 thì nhất thiết phải cung cấp một lượng gió tươi nhất định phù hợp với nhu cầu của con người. Theo TCVN thì gió tươi cấp vào không gian điều hòa cần đạt ít nhất là 10% tổng lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng và phải đạt tối thiểu 20 m3/h/người.


Hôm nay giới thiệu các bạn 1 giải pháp cấp gió tươi và thông gió cho công trình hơi hạn hẹp về thông gian. Công trình tại quận 1 - hcm đã thi công xong.
Trụ trì : bùi kiến hòa.
1 tác phẩm của phạm duy quốc.
Xem thêm chi tiết tại web _ http://sdme.com.vn/


Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Giải pháp thiết kế tưới cây tự động .

Giới thiệu đến các bạn 1 nơi mà các bé vừa học vừa chơi tại đồng nai. Có quá nhiều mảng xanh trồng cây nơi này do đó cần 1 giải pháp thiết kế tưới cây tự động .
Trụ trì : bùi kiến hòa.
1 tác phẩm của phạm duy quốc.
Xem thêm chi tiết tại web _ http://sdme.com.vn/